Thảm sau một thời gian sử dụng thường có mùi hôi và mùi ẩm mốc do mồ hôi và cũng có thể do chúng ta làm đổ các loại nước uống vào bề mặt chúng gây cho căn phòng có những mùi khó chịu.
Một số lưu ý về thảm:
- Đối với thảm len – Len dễ bị ảnh hưởng bởi các chất các chất tẩy và chất kiềm nên cần giặt thảm len bằng các dung dịch tẩy trung hòa và phải làm khô thật nhanh.
- Thảm Cotton – Thảm Cotton có thể cho phép dùng tất cả các phương pháp làm sạch, tuy nhiên quá trình làm khô hay sự ngâm nước diễn ra quá lâu sẽ gây ra sự co ngót.
- Thảm lụa – Cần áp dụng phương pháp giặt khô, tuy nhiên lụa có thể bị hư hỏng bởi nhiệt độ cao, độ pH (>9) hay phơi nắng và sẽ bị giảm độ bền khi bị ẩm...
- Thảm làm bằng sợi thực vật – Thảm làm từ sợi thực vật như cotton, đay, xơ dừa, sơ dứa... có đặc tính tương tự như cotton có thể giặt bằng mọi biện pháp thông thường nhưng phổ biến nhất vẫn là hút khô hoặc làm sạch bằng chất giặt dạng bọt cộng với hút khô. Để hạn chế sự phai màu hoặc đổi màu, nên dùng chất làm sạch có độ pH dưới 7.5 và không nên làm khô quá nhanh. Tuy nhiên, đối với loại thảm này, nên sử dụng dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp.
- Thảm làm bằng sợi tổng hợp(synthetic fibers) – Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn phương pháp giặt. Tránh dùng xà phòng tắm hoặc xà phòng giặt, nước rửa chén hay bất kỳ các loại chất tẩy rửa trong gia đình vốn chỉ dùng để lau mặt sàn gỗ, nền lát gạch men...Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc vệ sinh thảm cần thường xuyên dùng máy hút bụi để làm sạch thảm truớc khi giặt. Hòa tan chất tẩy chuyên dùng trước khi giặt. Hóa chất hòa tan thường cần 8-10 phút để đẩy các chất bẩn ra khỏi bề mặt thảm.